KCN Bình Đông

KCN Bình Đông

13:55 - 08/03/2021

KCN Bình Đông thuộc địa giới ấp Lạc Hòa, xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nằm cạnh đường Quốc lộ 50 và dưới chân cầu Mỹ Lợi. Khu vực quy hoạch cách thị xã Gò Công khoảng 15km theo QL50; cách TP. HCM khoảng 50km theo QL50.

 

           

 

Hình 1: Vị trí nghiên cứu trong QHC thị xã Gò Công

Hình 2: Ranh giới nghiên cứu

Vị trí đắc địa:

+ Phía Bắc giáp đê Soài Rạp (ĐH.99B)

+ Phía Nam giáp cụm khu dân cư (quy hoạch).

+ Phía Ðông giáp đê Soài Rạp

+ Phía Tây giáp đường vành đai của Khu công nghiệp, giáp 1 khu dân cư và 1 phần đê Soài Rạp.

 

 Quy mô dự án:

- Khoảng 212ha, thuộc địa giới hành chính xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Khả năng kết nối giao thông

Khu công nghiệp Bình Đông có vị trí thuận lợi, kết nối trực tiếp với Quốc lộ 50, từ đố nối với hệ thống giao thông Quốc gia.

- Cầu Mỹ Lợi thông xe năm 2015, rút ngắn khoảng cách từ thị xã Gò Công đi TP. HCM còn 25 km, rút ngắn khoảng 75km so với đi đường Quốc lộ 1 và đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương như trước đây. Khoảng cách từ khu quy hoạch đến cảng Tân Cảng – Hiệp Phước là khoảng 15km.

- KCN có nguồn nhân lực lao động lớn tại địa phương và các khu vực lân cận phát triển về công nghiệp. Đặc biệt tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Do vị trí thuận lợi nên có sức hấp dẫn đầu tư cao, nhất là với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng.

- Chính quyền địa phương và nhân dân ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng và chuyển đổi ngành nghề nên thuận tiện cho công tác GPMB dự án.

- Nằm kề bên sông Vàm Cỏ nên rất thuận lợi cho giao thông đường thủy.

Ngành nghề thu hút đầu tư:

1) Nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm (ngành cấp 2 số 10): trừ ngành chế biến bảo quản nước mắm (mã ngành 10203); ngành xay xát (mã ngành 10611); sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (mã ngành 10800).

2) Nhóm ngành sản xuất đồ uống (ngành cấp 2 số 11).

3) Nhóm ngành dệt (ngành cấp 2 số 13).

4) Nhóm ngành sản xuất trang phục (ngành cấp 2 số 14).

5) Nhóm ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (ngành cấp 2 số 16).

6) Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (ngành cấp 2 số 17): trừ ngành sản xuất bột giấy, giấy và bìa (mã ngành 1701).

7) Nhóm ngành sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh (ngành cấp 3 số 2023).

8) Nhóm ngành sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu (ngành cấp 2 số 21).

9) Nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (ngành cấp 2 số 22).

10) Nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (ngành cấp 2 số 25): trừ sản xuất vũ khí và đạn dược (mã ngành 2520); xử lý và tráng phủ kim loại (mã ngành 2593).

11) Nhóm ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (ngành cấp 2 số 26).

12) Nhóm ngành sản xuất thiết bị điện (ngành cấp 2 số 27).

13) Nhóm ngành sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (ngành cấp 2 số 28).

14) Nhóm ngành sản xuất ô tô và xe có động cơ khác (ngành cấp 2 số 29).

15) Nhóm ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (ngành cấp 2 số 31).

16) Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác (ngành cấp 2 số 32): sản xuất đồ kim hoàn, đồ giả kim hoàn và các chi tiết liên quan; sản xuất nhạc cụ; sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao; sản xuất đồ chơi, trò chơi; sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng.

Nhóm 01: Nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm; Sản xuất đồ uống; Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa làm bóng và chế phẩm vệ sinh; xử lý và tráng phủ kim loại; Sản phẩm dệt được bố trí khu vực phía Bắc và Đông Bắc của khu đất (lô CN8, CN9, CN7). Đây là nhóm ngành sản xuất dự kiến phát sinh nhiều nước thải do đó được bố trí gần khu vực trạm xử lý nước thải của KCN nhằm mục đích thuận tiện cho thu gom và xử lý.

Nhóm 02: Nhóm Ngành sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (ngành cấp 2 số 16); Sản xuất trang phục được bố trí phía Tây, Tây Nam khu đất (Lô CN4, CN5). Đây là nhóm ngành dự kiến phát sinh ít nước thải đồng thời quá trình hoạt động tiếng ồn phát sinh không lớn nên được bố trí gần khu vực dân cư (đảm bảo khoảng cách an toàn so với quy hoạch).

Nhóm 03: Nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (trừ ngành sản xuất bột giấy, giấy và bìa); ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; ngành sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu được bố trí tại phía Bắc và Tây Bắc (Lô CN10 và CN11, CN12) có dự báo phát sinh lượng nước thải ở mức trung bình.

Nhóm 4: Nhóm ngành sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; ngành sản xuất thiết bị điện; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác sản xuất đồ kim hoàn, đồ giả kim hoàn và các chi tiết liên quan; sản xuất nhạc cụ; sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao; sản xuất đồ chơi, trò chơi; sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng được bố trí tại các vị trí phía Nam và trung tâm khu đất (lô CN1, CN2, CN3 và CN6) vì dự báo lượng nước thải phát sinh ít đồng thời gần tuyến đường giao thông trục chính tiện lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm với tải trọng lớn.

 

Thị xã Gò Công là đô thị hạt nhân vùng kinh tế - đô thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang. Với vị trí là cửa ngõ nối liền thành phố Mỹ Tho và thành phố Hồ Chí Minh, thị xã Gò Công có tiềm năng phát triển về thương mại dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của khu vực phía đông tỉnh Tiền Giang.

Mục tiêu phát triển chủ yếu của khu công nghiệp Bình Đông là khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận, góp phần thu hẹp khoảng cách khu vực này với các vùng khác trong cả nước và Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái sông Vàm Cỏ.

Hiện nay, cầu Mỹ Lợi hoàn thành đã giúp giao thông kết nối từ thị xã Gò Công với các khu vực đô thị, cảng sông thuận lợi. Bên cạnh đó, tình hình xâm ngập mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp gây khó khăn cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh Tiền Giang được xếp vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với rất nhiều các khu công nghiệp lớn, việc quy hoạch khu công nghiệp tại Gò Công sẽ giúp mở rộng mạng lưới giao thương các sản phẩm giữa các khu công nghiệp, tận dụng lợi thế hạ tầng và nhân công có chất lượng.

Bên cạnh đó, tình hình xâm ngập mặn trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc chuyển đổi mô hình sản xuất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, công nghiệp là một định hướng đúng đắn nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh cũng như địa phương.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành đã chủ động rà soát, đề xuất báo cáo UBND tỉnh và triển khai lập đồ án quy hoạch, bảo đảm công tác quy hoạch luôn đi trước một bước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện chủ động về quỹ đất hợp lý cho việc thu hút đầu tư.

 

Cơ sở hạ tầng cho thuê:

Khu công nghiệp Bình Đông với quy mô 211,96 ha, cụ thể như sau:

  1. Đất xây dựng khu trung tâm điều hành và dịch vụ:
  2. Đất xây dựng các nhà máy, kho tàng:

Đất xây dựng các nhà máy, kho tàng, xưởng sản xuất công nghiệp có dây chuyền công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; có diện tích 160,4ha chiếm 75,67% tổng diện tích khu quy hoạch. Quy hoạch phân lô đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp được bố trí trên cơ sở định hướng tổ chức mạng lưới giao thông đã được xác định. Các lô đất được phân lô có diện tích từ: ≤ 5ha. Các lô đất được quy hoạch đảm bảo một cách linh hoạt trong việc phân chia hoặc ghép lại phù hợp với yêu cầu của từng loại hình các xí nghiệp công nghiệp, phù hợp với quy mô, công nghệ của các ngành công nghiệp và đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.

  1. Đất cây xanh, mương nước
  2. Đất xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

- Đất xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có tổng diện tích 2,3ha chiếm 1,08% tổng diện tích khu quy hoạch, được bố trí hợp lý thành hai khu vực, đảm bảo cho cách ly vệ sinh và thuận lợi cho bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật của toàn KCN.

- Khu HT1: Là khu xử lý nước thải và bãi trung chuyển chất thải rắn.

- Khu HT2: Là bãi đỗ xe.

  1. Đất giao thông

- Chi tiết cụ thể ta có bảng cơ cấu sử dụng đất như sau:

STT

Loại đất

Diện tích đất

(ha)

Tỷ lệ

(%)

 

Tổng diện tích đất quy hoạch

211,96

100,00

1

Đất trung tâm điều hành

2,14

1,01

2

Đất xây dựng nhà máy

160,40

75,67

3

Đất cây xanh - mặt nước

23,66

11,16

4

Đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối

2,30

1,08

5

Đất giao thông

23,47

11,07