KCN Bắc Thường Tín

KCN Bắc Thường Tín

08:53 - 11/11/2020

Khu Công nghiệp Bắc Thường Tín nằm ở phía Đông đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thuộc địa phận xã Văn Bình, xã Ninh Sở, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội. Cách trung tâm thành phố Hà Nội 15km về phía Bắc và cách thành phố Phủ Lý 40km về phía Nam.

         

 

Hình 1: Vị trí nghiên cứu trong QHC Huyện Thường Tín

      Hình 2: Ranh giới nghiên cứu

 

 

Vị trí đắc địa:

+ Phía Bắc: Giáp đường vành đai 4 thủ đô Hà Nội;

+ Phía Nam: Giáp khu dân cư hiện trạng xã Liên Phương;

+ Phía Đông: Giáp khu dân cư hiện trạng xã Vân Tảo;

+ Phía Tây: Giáp đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

 Quy mô dự án:

- Tổng diện tích đất 112 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Văn Bình, xã Ninh Sở, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Khả năng kết nối giao thông:

- Huyện Thường Tín là huyện đồng bằng, nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 130,41 km2 gồm 28 xã và 01 thị trấn với dân số khoảng 250.750 người.

+ Khoảng cách đến thành phố lớn: Cách trung tâm Tp. Hà Nội 30km;

+ Cảng biển gần nhất: Cách cảng Hải Phòng 125km,cảng Cái Lân 135km;

+ Sân bay gần nhất: Cách sân bay Nội Bài 50km;

+ Ga đường sắt gần nhất: Cách ga Thường Tín 1km, ga Hà Nội 25km;

- Về sự kết nối Vùng thì Khu công nghiệp Bắc Thường Tín nói riêng, và huyện Thường Tín nói chung có mạng lưới giao thông đa dạng và thuận lợi:

+ Đường bộ: tuyến đường QL1A huyết mạch phát triển kinh tế - xã hội kết nối Miền Nam và Miền Bắc, tuyến đường Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hướng Bắc – Nam, kết nối Đông – Tây có tuyến đường tỉnh lộ 427 và 429;

+ Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua huyện và hai Ga Thường Tín và Ga Tía;

+ Đường thủy: tuyến Sông Hồng với 02 cảng lớn ( Cảng Hồng Vân và Cảng Vạn Điểm) và 07 Bến thủy ngang sông.

Khu công nghiệp Bắc Thường Tín thuộc địa bàn các xã Văn Bình, xã Ninh Sở, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội và được giới hạn như sau :

+ Phía Bắc giáp đường vành đai 4 thủ đô Hà Nội ;

+ Phía Đông giáp khu dân cư hiện trạng xã Vân Tảo ;

+ Phía Nam giáp khu dân cư hiện trạng xã Liên Phương ;

+ Phía Tây giáp đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Với vị trí hết sức thuận lợi theo đánh giá, dự báo khi Khu công nghiệp đi vào hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao.

 

Ngành nghề thu hút:

Trong khu công nghiệp dự kiến bố trí các ngành nghề bao gồm:

  1. a) Nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm (ngành cấp 2 số 10): trừ ngành chế biến bảo quản nước mắm (mã ngành 10203); ngành xay xát (mã ngành 10611); sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (mã ngành 10800).
  2. b) Nhóm ngành sản xuất đồ uống (ngành cấp 2 số 11).
  3. c) Nhóm ngành dệt (ngành cấp 2 số 13).
  4. d) Nhóm ngành sản xuất trang phục (ngành cấp 2 số 14).

đ) Nhóm ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (ngành cấp 2 số 16).

  1. e) Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (ngành cấp 2 số 17): trừ ngành sản xuất bột giấy, giấy và bìa (mã ngành 1701).
  2. g) Nhóm ngành sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh (ngành cấp 3 số 2023).
  3. h) Nhóm ngành sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu (ngành cấp 2 số 21).
  4. k) Nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (ngành cấp 2 số 22).
  5. l) Nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (ngành cấp 2 số 25): trừ sản xuất vũ khí và đạn dược (mã ngành 2520); xử lý và tráng phủ kim loại (mã ngành 2593).
  6. m) Nhóm ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (ngành cấp 2 số 26).
  7. n) Nhóm ngành sản xuất thiết bị điện (ngành cấp 2 số 27).
  8. o) Nhóm ngành sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (ngành cấp 2 số 28).
  9. p) Nhóm ngành sản xuất ô tô và xe có động cơ khác (ngành cấp 2 số 29).
  10. q) Nhóm ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (ngành cấp 2 số 31).
  11. r) Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác (ngành cấp 2 số 32): sản xuất đồ kim hoàn, đồ giả kim hoàn và các chi tiết liên quan; sản xuất nhạc cụ; sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao; sản xuất đồ chơi, trò chơi; sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng.

- Khu công nghiệp Bắc Thường Tín có vị trí địa kinh tế ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô, tiếp cận các hành lang kinh tế, giao thông quan trọng của Quốc gia & vùng;

- KCN có nguồn nhân lực lao động lớn tại địa phương và các khu vực lân cận phát triển về công nghiệp. Đặc biệt, huyện Thường Tín nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Thành phố Hà Nội;

- Do vị trí thuận lợi nên có sức hấp dẫn đầu tư cao, nhất là với các nhà đầu tư nước ngoài, chiến lược phát triển rõ nét: Định hướng không gian đô thị và nông thôn của huyện Thường Tín đã được QHC Thủ đô xác định rõ cả về vai trò, tính chất, quy mô;

- Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng;

- Cơ sở hạ tầng: Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, đến nay huyện Thường Tín đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối tốt so với nhiều huyện khác ở ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là hệ thống giao thông phân bố rộng khắp nên tạo thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội huyện Thường Tín với tốc độ cao và ổn định.

- Nằm kề bên sông Hồng nên rất thuận lợi cho giao thông đường thủy.

Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích 112ha. Đất đai trong khu vực chủ yếu trồng nông nghiệp (lúa, hoa màu), ao hồ kênh rạch, và một phần còn để hoang hóa.

Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu được tổng hợp theo bảng sau:

Stt

Loại đất

Diện tích
(m2)

Tỷ lệ
 (%)

I

Đất do UBND xã quản lý

179.832,23

 

1

Đất giao thông nội đồng

129.693,63

11,58

 

Đường bê tông

50.251,00

 

 

Đường đất

79.442,63

 

2

Đất thủy lợi

42.683,80

3,81

 

Đất mương

42.683,80

 

3

Đất nghĩa trang

7.454,80

0,67

 

Đất nghĩa trang

7.454,80

 

II

Đất thuộc quyền sở hữu hộ gia đình

940.148,77

 

4

Đất trồng lúa

292.814,12

26,14

5

Đất trồng màu

306.978,75

27,41

6

Đất thủy sản

340.355,90

30,39

 

Tổng cộng

1.119.981,00

100,00